(Tư vấn trực tuyến Tuyển sinh 2019 tại đây)
(Tư vấn trực tuyến Tuyển sinh 2019 tại đây)
Mã nhóm ngành |
Tên ngành / Chương trình đào tạo |
Chỉ tiêu |
Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (các lĩnh vực: Kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật y sinh, kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ, kỹ thuật đa phương tiện, kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano). |
500 Tổ hợp môn xét tuyển Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh (Toán là môn chính) |
|
Chương trình tiên tiến Điện tử - Viễn thông (chương trình hợp tác với ĐH San-jose State, Hoa Kỳ). |
40 Tổ hợp môn xét tuyển Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh (Toán là môn chính) |
|
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật y sinh (chương trình hợp tác với ĐH Wisconsin at Madison , Hoa Kỳ). |
40 Tổ hợp môn xét tuyển Toán, Lý, Hoá Toán, Lý, Anh (Toán là môn chính) |
|
|
Chương trình đào tạo tài năng Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông. |
30 Thi tuyển sau khi nhập học |
40 |
6 LÝ DO VÌ SAO NÊN ĐĂNG KÝ HỌC TẠI VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Ngành Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu cao về nhân lực ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay ở nước ta số trường đại học kỹ thuật đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông chỉ đứng sau ngành Công nghệ thông tin. Được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp với cơ sở vật chất nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, đội ngũ giảng viên có học vị Tiến sĩ trên 80%, sinh viên của Viện Điện tử - Viễn thông được trang bị một cách toàn diện cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, đáp ứng được yêu cầu về tính năng động và sáng tạo của lĩnh vực nghề nghiệp này. Chính vì vậy, kỹ sư tốt nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn là sự lựa chọn số một của các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế.
"Sinh viên Điện tử - Viễn thông của ĐHBKHN được trang bị nền tảng kiến thức tốt, đã và đang đảm đương xuất sắc công việc nghiên cứu & phát triển ở nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điện thoại Di động Samsung Việt Nam (SVMC) như hệ thống nhúng, phát triển nền tảng di động Android/Tizen, phát triển ứng dụng di động hoặc dịch vụ viễn thông cho mạng LTE. Cùng với việc rèn luyện các kỹ năng quản lý, kỹ năng mềm, rất nhiều cựu sinh viên ĐHBKHN hiện đang đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo tại SVMC." Dương Thị Thanh Bình - Trưởng phòng Cấp cao - Phòng Nhân sự Samsung Vietnam Mobile R&D Center (SVMC)
Ông Trần Xuân Khôi _Giám đốc nguồn lực của công ty FPT Software nhận định:
“Nguồn lực từ viện ĐTVT ĐHBK được chúng tôi đánh giá cao về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và tiềm năng phát triển đường dài. Qua hơn 17 năm hình thành và phát triển của FPT Software, sinh viên viện ĐTVT ĐHBK có tỉ lệ thành công cao trong quá trình tuyển dụng cũng như phát triển nghề nghiệp tại Fsoft. Đồng thời, sự gắn bó với công ty cùng niềm đam mê, nhiệt tình trong công việc của các bạn luôn được chúng tôi đánh giá rất cao. Hiện nay, viện ĐTVT BKHN được xem là 1 trong những đối tác hàng đầu trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho FPT Software.”
Ông Phạm Đức Mạnh (BU lead – FGA.BU2) - Giám đốc dự án sản xuất phần mềm cho ô tô, thị trường Nhật Bản (công ty FPT Software) đánh giá:
“Sinh viên được đào tạo tại viện ĐTVT ĐHBK hiện chiếm hơn 50% quân số của đơn vị và giữ các vai trò chủ chốt như Team leader, Project Manager của đơn vị.
Về chuyên môn, các bạn thường có kiến thức tốt về lập trình nhúng, điện tử và rất vững về C/C++/C. Sinh viên ĐTVT rất chân thật, ham học hỏi, nỗ lực trong công việc, tuân thủ tốt các quy trình được đề ra. Tuy nhiên, khả năng chủ động trong công việc giai đoạn đầu chưa cao, có thể bắt nhịp khá tốt sau 2 -3 tháng và 1 số bạn sau 1-2 năm đã có kết quả làm việc xuất sắc và trở thành team leader tại 1 số dự án”
Vũ Hữu Tiệp, cựu sv KSTN K52 Điện tử Viễn thông đạt học bổng toàn phần học tiến sĩ tại trường ĐH Pennsylvania State University, Mỹ “Việc tham gia phòng Lab nghiên cứu cùng các Thầy đã giúp tôi có kinh nghiệm nghiên cứu và viết được 2 bài báo khoa học khi còn là sinh viên, đây là lợi thế rất lớn khi tôi đăng ký xin học bổng du học”.
Đinh Hoàng Tùng, cựu sinh viên chương trình tiên tiến Điện-Điện tử K54, đạt học bổng toàn phần học tiến sĩ tại Trường Đại học K.U.Leuven, Vương quốc Bỉ “Kiến thức nền tảng vững chắc và lợi thế về tiếng Anh khi được học chương trình tiên tiến dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh đã giúp tôi dành được học bổng của trường K.U.Leuven”.
Trần Thị Thanh Huyền, cựu sinh viên Điện tử viễn thông K54, đạt học bổng MEXT của chính phủ Nhật Bản để học thạc sĩ và tiến sĩ tại trường Aizu, Nhật Bản “Kiến thực nền tảng vững chắc, kinh nghiệm nghiên cứu thực tế với thầy giáo tại trung tâm nghiên cứu cùng với thành tích tham gia các hoạt động ngoại khóa là lợi thế cạnh tranh của tôi khi apply học bổng MEXT”.
Đỗ Việt Hòa, thủ khoa Viện Điện tử Viễn thông K55 đạt học bổng Erasmus Mundus để theo học thạc sĩ chuyên ngành hệ thống nhúng tại Nauy và Anh “Với điểm số cao và 2 bài báo khoa học là kết quả của việc tham gia lab nghiên cứu cùng với thầy giáo, tôi đã vượt qua được nhiều ứng viên khác để dành được học bổng”.
Một số câu hỏi thường gặp:
Hỏi:
Em muốn học kỹ thuật y sinh. nhưng em đang phân vân ko biết ngành kỹ thuật y sinh quốc tế và kỹ thuật y sinh( viện điện tử viễn thông) có gì khác nhau. và con đường nào dễ xin việc hơn.
Trả lời:
Nếu em muốn học kỹ thuật y sinh thì có thể đăng ký ngành ET1 với chuyên ngành Kỹ thuật y sinh học bằng tiếng Việt hoặc đăng ký ET-E5 Kỹ thuật y sinh học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cả hai chương trình đều thuộc Viện Điện tử - Viễn thông và đều do cùng đội ngũ giảng viên giảng dạy. Sinh viên tốt nghiệp cả hai chương trình này đều dễ xin việc. Tuy nhiên, với lợi thế tiếng Anh tốt thì sinh viên học ET-E5 có nhiều cơ hội tốt làm việc cho các công ty nước ngoài.
Để tìm hiều thêm về ngành y sinh, em có thể vào website: http://bme.huxt.edu.vn.
Chúc em thi tốt và được vào học ngành mà em mong muốn.
Hỏi:
Em muốn học cách làm đc những thiết bị dùng trong gia đình như cái sạc điện thoại hay làm một hệ thống cảm ứng thì phải học cơ điện tử hay điện điện tử ạ?
Trả lời:
Nếu em đam mê việc thiết kế và chế tạo phần điện tử của các thiết bị điện tử như điện thoại di động, TV, sạc điện thoại, hệ thống chống trộm trong gia đình, đầu thu truyền hình kỹ thuật số ... thì lựa chọn tốt nhất của em là học Điện tử viễn thông ET1. Học ngành này không những em được học thiết kế phần cứng các thiết bị điện tử mà còn được học lập trình cho các thiết bị đó.
Chúc em thi tốt và được vào học ngành mà em mong muốn.
Hỏi:
Cho em hỏi là ngành điện tử - viễn thông và ngành công nghệ thông tin khác nhau ở chỗ nào và nếu em đỗ ngành điện tử viễn thông, em có nguyện vọng học chuyên ngành kỹ thuật thông tin truyền thông nhưng số bạn muốn vào chuyên ngành này cũng nhiều và điểm của các bạn đó cao hơn em. Vậy em phải chuyển chuyên ngành khác mình không muốn hay sao ạ
Trả lời:
Ngành điện tử- viễn thông và ngành công nghệ thông tin là hai ngành rất gần với nhau. Nếu học hai ngành này em đều học cả về phần cứng và phần mềm của hệ thống xử lý thông tin. Tuy nhiên, điện tử- viễn thông tập trung sâu hơn vào phần cứng còn công nghệ thông tin tập trung sâu hơn vào phần mềm. Vì vậy đối với công việc lập trình, kỹ sư công nghệ thông tin sẽ phù hợp nhất cho việc lập trình cho máy tính và hệ thống máy tính còn kỹ sư điện tử viễn thông phù hợp nhất cho lập trình thiết bị (hay còn gọi là lập trình nhúng). Trong khi đó nếu em yêu thích công việc thiết kế phần cứng thiết bị điện tử thì điện tử viễn thông là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Nếu em đăng ký ET1 học ngành điện tử-viễn thông thì đến năm thứ 5 em sẽ có thể chọn định hướng kỹ thuật thông tin truyền thông và việc chọn định hướng này là đáp ứng hoàn toàn theo nguyện vọng của sinh viên, không phụ thuộc vào kết quả học tập.
Chúc em thi tốt và được vào học ngành mà em yêu thích.
Hỏi:
Cho em hỏi là Ngành ET1 điện tử viễn thông là đạo tạo về gì ạ ? sau khi tốt nghiệp em có thể làm những công việc hay công ti nào ạ ?
Trả lời:
Học ngành ET1 điện tử viễn thông em sẽ được học thiết kế các linh kiện, các thiết bị điện tử thông minh, các thiết bị viễn thông; thiết kế, vận hành và tối ưu các hệ thống viễn thông; lập trình cho các thiết bị điện tử thông minh (hay còn gọi là lập trình nhúng). Ngoài ra, em có thể được học về kỹ thuật y sinh, kỹ thuật đa phương tiện, kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ nếu em đăng ký các hướng chuyên sâu này. Cơ hội việc làm cho kỹ sư điện tử viễn thông rất rộng. Em có thể làm việc cho các công ty điện tử như Samsung, LG, Intel, Panasonic..; các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông: VNPT, Viettel, Vinaphone, Mobiphone …; các công ty phần mềm FPT, Samsung, Toshiba….; các công ty hoạt động trong lĩnh vực y sinh, hàng không vũ trụ, phát thanh truyền hình.
Em tránh nghe các thông tin sai lệch về công việc của kỹ sư điện tử viễn thông như kỹ sư điện tử viễn thông phải đi kéo cáp, sửa chữa TV … Các công việc này là dành cho công nhân kỹ thuật em nhé.
Chúc em thi tốt và được vào học ngành mà em yêu thích.
Hỏi:
Em đã tham khảo về chương trình tiên tiến kỹ thuật y sinh của trường. Cho em hỏi con gái theo học ngành này có nhiều không , học ngành này đòi hỏi thông minh không ạ.Em cảm ơn nhiều
Trả lời:
Theo thống kê những năm gần đây thì tỉ lệ sinh viên nữ theo học chương trình tiên tiến kỹ thuật y sinh là 30%. Ngành này cũng rất phù hợp với các bạn nữ em nhé. Thầy nghĩ là để vào được trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì chắc chắn em cũng phải thông minh rồi.
Để tìm hiều thêm về ngành y sinh, em có thể vào website: http://bme.huxt.edu.vn.
Chúc em thi tốt và được vào học ngành mà em yêu thích.
© 2014 set.huxt.edu.vn. All right reserved
Viện Điện Tử - Viễn Thông - Văn phòng viện: Phòng XXX - C9, Đại học Bách Khoa Hà Nội
ĐT: (84) 43 XXXXXX * Fax: (84) 43 XXXXXX * Email: set-office@huxt.edu.vn